Ngày 10/10 là ngày gì
Category

Ngày 10/10 là ngày gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Hàng năm, cứ đến ngày 10/10 chúng ta lại thấy người dân háo hức với các chương trình, lễ hội chào mừng ngày giải phóng Thủ đô. Thế nhưng bạn có biết, ngoài ý nghĩa ngày giải phóng Thủ đô, ngày 10/10 là ngày gì không? Hãy cùng uofcdivest.com chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

I. Tết Trùng thập

Ngày 10 tháng 10 là ngày gì? Đó là Tết Trùng thập hay còn gọi là Tết song thập, Tết các thầy thuốc hay Tết cơm mới tháng 10.

1. Nguồn gốc Tết Trùng thập

Ngày 10/10 là ngày gì
Ngày 10 tháng 10 Âm lịch là Tết Trùng Thập
Theo sách cổ thì ngày 10/10 là ngày lành, tháng tốt để cây thuốc có thể hấp tụ được khí âm dương trở nên tươi tốt nhất. Vậy nên, các thầy thuốc rất coi trong ngày này trong năm. Theo đó, các thầy thuốc vì thu lễ tiền mà ăn tết 10 tháng 10, một là để cung cấp, hai là để khoản đãi các đệ tử, bạn hàng.
Xét trên phương diện từ âm Hán Việt, 10 có nghĩa là thập, ngày 10 tháng 10 được gọi là trùng thập. Vì thế, theo âm lịch ngày 10/10 còn được gọi là tết trùng thập. Còn theo Phật giáo, 10 tháng 10 âm lịch là tết Hạ nguyên.
Nói chung ngày 10 tháng 10 là của ông Đồng, bà Cốt làm lễ to linh đình. Còn tại một số vùng nông thôn, đây được coi là tết cơm mới, tết thường tân. Vào ngày này, các nhà sẽ lấy gạo mới làm bánh dày, nấu chè kho, thổi cơm, luộc gà dâng cúng gia tiên, thần linh… mừng được mùa.
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Việt Bắc hay trên cao nguyên, ngày 10/10 là thời gian nương rẫy thu hoạch xong, đồ ăn chắc chắn trong nhà, cả bản được mùa màng bội thu. Niềm vui của ngày Tết được kéo dài suốt tháng, trong các bản làng đến khi ngoài trời có mưa mới và bắt đầu mùa mới.
Bên cạnh đó, ngày 10 tháng là ngày gì? Đó còn là sự biểu hiện của lòng thành biết ơn thần linh, trời đất đã mưa thuận gió hòa để người dân có được mùa màng tốt tươi, bội thu. Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn có từ ngàn đời xa xưa.

2. Ý nghĩa Tết trùng thập

Ngày 10/10 là ngày gì
Trong Phật Giáo, ngày 10/10 âm lịch được gọi là Tết Hạ Nguyên
Theo truyền thống, một năm người nông dân sẽ gieo trồng hai vụ. Vụ mùa thứ nhất là thời điểm lập xuân, còn mùa thứ hai diễn ra vào mùa hè. Sau khi gieo cấy được hơn 3 thì lúa chín, người nông dân có thể gặt, thu hoạch.
Vụ lúa thứ 2 thường rơi vào tháng 9 Âm lịch nên theo phong tục truyền thống ở một số vùng vào rằm tháng 10 để tưởng nhớ tới tiêng ruộng đồng và chúc mừng mùa màng bội thi nên ngày 10 tháng 10 còn được gọi là tết hạ nguyên, tết cơm mới.
Đối với ông đồng, bà cốt hay những người có khả năng nhìn thấy, giao tiếp với người đã chết, thần linh thì ngày 10 tháng 10 còn mang ý nghĩa tâm linh. Vào ngày này, những người được chữa lành bệnh bằng phương pháp tử vi, bói toán hay ông đồng, bà cốt thường chuẩn bị mâm lễ linh đình để cảm tạ thần linh đã giúp đỡ họ.
Như đã chia sẻ ở trên, ngày 10/10 là ngày gì? Đối với người thầy thuốc, vào ngày 10 tháng 10 họ sẽ lên núi để hái các vị thuốc quý, thuốc tốt. Vì đây là thời điểm cây thuốc được tụ khí âm dương, kết đủ sắc tứ thời Xuân-Hạ-Thu-Đông để sinh trưởng tốt cũng như phát huy được tác dụng chữa bệnh. Sau đó, các thầy thuốc sẽ chức ăn mừng cùng người thân, bạn bè để chúc mừng vì hái được nhiều thuốc quý.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu được rằng ngày 10 tháng là ngày gì rồi đúng không. Đó là ngày lễ có từ lâu đời của người Việt, mang nhiều ý nghĩa với người nông dân, người thầy thuốc, ông Đồng, bà Cốt.

II. Ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội

Ngày 10/10 là ngày gì
Ngày 10/10 Dương lịch là ngày giải phóng Thủ đô, mốc son lịch sử của dân tộc
Đối với nhiều người dân trên cả nước, nhất là người dân Thủ Đô, ngày 10/10 là ngày gì? Đó là ngày thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng. Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử giữ nước và đấu tranh giành độc lập của dân tộc việt Nam.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được ký kết. Qua thời gian dài chiến đấu, các hiệp đình về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết. Su đó Chính phủ đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ… vào Hà Nội để chuẩn bị tiếp quản thành phố.
Đến 5 giờ ngày 10/10/1954, người dân Thủ đô trong trang chỉnh tề, tay cầm cờ hoa và ảnh Bác Hồ xếp thành hàng trật tự trên các con phố chờ đoàn quân diễu qua. Các đoàn quân bộ đội đi đến đâu, không khí thành phố biến đổi đến đó, tiếng hò reo, cờ hoa tung bay dưới nắng thu Hà Nội.
Như vậy, ngày 10/10 là ngày gì? Đó là vào ngày 10/10/1954, thủ đô Hà Nội sạch bóng quân thù. Là ngày Thủ đô giải phóng và trở thành mốc son vàng trong lịch sử của đất nước, đánh dấu bước ngoặt to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới hết sức vẻ vang
Bên cạnh đó, ngày 10 tháng 10 còn là cột mốc thông báo miền Bắc hoàn toàn giải phóng thoát khỏi ách thống trị của thực dân. Nhân dân miền Bắc được làm chủ vận mệnh,phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước, xã hội chủ nghĩa.
Vậy nên, vào ngày 10/10 hàng năm, nhân dân cả nước, đặc biệt là người dân Thủ đô Hà Nội lại rợp cờ đỏ sao vàng, ăn mừng trong không khí vui như tết khi nhớ lại mốc son lịch sử tự hàng của dân tộc.

III. Ngày truyền thống Luật sư

Ngày 10/10 là ngày gì
Ngày 10 tháng 10 hàng năm còn là ngày truyền thống Luật sư Việt Nam
Ngoài những ý nghĩa về các ngày kỷ niệm trên, bạn còn biết ngày 10 tháng 10 là ngày gì không? Đó là ngày truyền thống Luật sư Việt Nam.
Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cùng với việc thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh quy định về luật sư và tổ chức luật sư đầu tiên tại nước ta. Điều này cho thấy, Bác đã dành sự quan tâm cho ngành luật và luật sư như thế nào.
Trải qua hơn 75 năm, cho đến nay ngành luật ở Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu trong, giải phóng dân tộc cũng như xây dựng, phát triển đất nước. Đội ngũ luật sư đã góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ công lý, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế – xã hội.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp các bạn biết được ngày 10/10 là ngày gì cũng như những ý nghĩa trong ngày này. Đừng quên thường xuyên theo dõi và cập nhật tin tức mới và bổ ích từ chúng tôi nhé.