Category

Dân tộc thiểu số là gì? Đặc trưng của dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường dùng các khái niệm như 54 dân tộc, dân tộc thiểu số… Vậy, dân tộc thiểu số là gì? Đặc trưng của các dân tộc thiểu số như thế nào? Hãy cùng uofcdivest.com chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

I. Dân tộc là gì?

Dân tộc thiểu số là gì?
Dân tộc là khái niệm chỉ cộng đồng người dân sinh sống trên một lãnh thổ, quốc gia
Trước khi đi đến khái niệm dân tộc thiểu số là gì, chúng ta cũng tìm hiểu dân tộc là gì trước nhé. Theo đó, dân tộc được hiểu là quốc gia theo nghĩa rộng, bao gồm cộng đồng người dân cùng nhau sinh sống trên một lãnh thổ, được nhà nước quản lý. Trong mỗi dân tộc có thể bao gồm nhiều tộc người, mỗi tộc người lại có những nét văn hóa, ngôn ngữ khác nhau để tạo nên sự đa dạng, phong phú.
Bên cạnh đó, dân tộc còn được hiểu đơn giản là nhóm người cùng sinh sống trong một khu vực địa lý nhất định trong lãnh thổ và mang những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán… Trong trường hợp gắn liền với quốc gia, dân tộc còn được gọi là quốc dân. Dân tộc mang nhiều ý nghĩa và phạm vi của khái niệm này cũng thay đổi theo thời gian.

II. Dân tộc thiểu số là gì?

Dân tộc thiểu số là gì?
Dân tộc thiểu số là khái niệm chỉ nhóm dân tộc ít người sinh sống tại quốc gia
Dân tộc thiểu số là gì? Dân tộc thiểu số là khái niệm khoa học được sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay. Theo các học giả phương Tây, dân tộc thiểu số là thuật ngữ mang tính chuyên ngành dân tộc học dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít. Trong một số trường hợp, nhiều người còn đánh đồng khái niệm dân tộc thiểu số với dân tộc lạc hậu, dân tộc chậm phát triển…
Thế nhưng, trên thực tế, dân tộc thiểu số chỉ có ý nghĩa tương quan về tình hình dân số trong mỗi quốc gia đa dân tộc. Như Việt Nam là quốc gia đa dân tộc gồm 54 dân tộc, với khoảng hơn 90 triệu dân. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 86% dân số và được gọi là dân tộc đa số. Còn 53 dân tộc khác được gọi là dân tộc thiểu số.
Khái niệm dân tộc thiểu số cũng không có nghĩa biểu thị mối tương quan so sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực hay thế giới. Mỗi dân tộc có thể được quan niệm là dân tộc đa số ở quốc gia này nhưng có thể là thiểu số ở quốc gia khác.
Ví người người Việt (hay còn gọi là người Kinh) được coi là dân tộc đa số ở Việt Nam nhưng lại coi là dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Ngược lại, người Hoa là dân tộc đa số ở Trung Quốc, nhưng lại là dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Như vậy, dân tộc thiểu số là gì? Dân tộc thiểu số là khái niệm dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số cả nước. Hầu hết các dân tộc thiểu số đều tập trung sinh sống ở những khu vực giáp biên giới, vùng đồi núi, vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề giáo dục, dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế.
Không chỉ vậy, cộng đồng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập do họ sử dụng bộ ngôn ngữ riêng, trình độ, nhận thức còn hạn chế và có nhiều phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.

II. Đặc trưng của dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Để hiểu hơn dân tộc thiểu số là gì, các bạn đừng bỏ qua những thông tin về đặc trưng của dân tộc thiểu số dưới đây nhé.

1. Địa bàn sinh sống

Dân tộc thiểu số là gì?
Dân tộc thiểu số thường sinh sống tại các vùng đồi núi, vùng sâu vùng xa
Như đã chia sẻ ở phần dân tộc thiểu số là gì, các đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh sống tại các vùng núi, vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, họ cũng sinh sống rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo kết quả khảo sát, các dân tộc thiểu số sinh sống tại khu vực thành thị có cuộc sống sung túc và khá giả hơn các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi.
Trong một làng, xã thường có nhiều nhóm dân tộc thiểu số cùng nhau sinh sống. Vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng trong các phong tục tập quán, văn hóa, lối sống của người dân tộc thiểu số, song đây cũng là yếu tố tạo ra những rào cản trong việc người dân tộc thiểu số tiếp cận với cơ sở hạ tầng và dịch vụ cộng đồng như giáo dục, y tế…

2. Văn hóa, kế sinh nhai của dân tộc thiểu số

Dân tộc thiểu số là gì?
Đời sống của người dân tộc thiểu số thường gắn liền với các khu rừng
Tuy các dân tộc thiểu số có sự khác biệt về phong tục tập quán thì các khu rừng luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Các dân tộc thiểu số như Mông, Thái, Dao đỏ, Ê đê, Bana… sinh sống tại nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn luôn nương tựa vào rừng. Họ có những khu rừng thiêng phục vụ mục đích tâm linh, tín ngưỡng như người Việt có đền thờ, nhà thờ dòng họ.
Luật tục cũng quy định những khu rừng đầu nguồn, rừng nguồn nước nơi họ thờ Thần nước. Ngoài ra, còn có khu rừng để khai thác sản phẩm chung cho cả bản như dược liệu, củi… Hình thức quản lý rừng truyền thống theo cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong các phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũng như kế sinh nhau của các đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
Ngoài rừng, nông nghiệp cũng là kế sinh nhai gắn liền với dân tộc thiểu số. Tuy điều kiện, hình thức canh tác còn gặp nhiều khó khăn nhưng họ vẫn có những phương thức phù hợp.

III. Những dân tộc thiểu số tiêu biểu tại Việt Nam

Dân tộc thiểu số là gì?
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc sinh sống
Việt Nam là một trong những quốc gia đa dân tộc trên thế giới với 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ. Các dân tộc thiểu số tại Việt Nam cũng có nhiều sự khác biệt. Trong đó, người Hoa có nhiều đặc điểm, phong tục văn hóa tương đồng với người Việt. Các dân tộc thiểu số khác như Mông, Nùng chủ yếu sống dựa vào trồng trọt, lâm nghiệp, nông nghiệp nên đời sống văn hóa của họ gắn liền với các cánh rừng.
Các dân tộc thiểu số tại Việt Nam cũng được phân chia theo thành 8 nhóm hệ ngôn ngữ là Việt-Mường, Tày-Thái, Môn-Kmer, Mông-Dao, Ka đai, Nam đào, Hán và Tạng.
Như vậy, bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm dân tộc thiểu số là gì cũng như một số đặc trưng trong đời sống của họ. Hi vọng, qua đây bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về vấn đề này.